du an sunflower city dự án sunflower city
8/10 3333333 bình chọn
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan lo ban nen. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan lo ban nen. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhà đầu tư chưa vội “bung hàng” sau thông tin chấn chỉnh giá đất nền

Nhà đầu tư chưa vội “bung hàng” sau thông tin chấn chỉnh giá đất nền

Nhiều nhà đầu tư (NĐT) Tp.HCM chưa bung hàng, chỉ đang nghe ngóng thông tin sau việc UBND TP vào cuộc chấn chỉnh hiện tượng thổi giá đất nền.

Nhà đầu tư  “nghe ngóng” tình hình

Mới đây, chính quyền TP.HCM chính thức công bố công khai các thông tin về hạ tầng, địa giới hành chính. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng vào cuộc điều tra cơn sốt đất trên địa bàn thành phố.

Theo quy luật thị trường, những thông tin này sẽ dẫn đến việc giá đất “giảm nhiệt”. Thế nhưng thực tế, ở thời điểm hiện tại giá đất nền Tp.HCM chưa có nhiều biến động. Các NĐT vẫn đang nghe ngóng, nắm bắt thị trường.

PV đã liên hệ với một số NĐT có đất tại khu vực Q.2, Q.9, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi – những khu vực nóng của đất nền thời gian qua nhằm nắm rõ tình hình.

Việc chấn chỉnh hiện tượng thổi giá, phân lô bán nền, quy hoạch chưa tác
động mạnh đến giá đất nền các khu vực “nóng sốt” tại Tp.HCM

Ông Hà Trí, một NĐT lẻ lâu năm sống tại Q.Thủ Đức nhận định: “Sau các thông tin trên, giá  đất nền Tp.HCM chưa thể giảm nhanh được. Bởi vì, giá đất cấu thành từ rất nhiều yếu tố khác nhau, không thể giảm đột ngột vì một yếu tố riêng lẻ”. Bản thân ông Trí có 3 nền đất lẻ thổ cư tại P.Long Thạnh Mỹ, Q.9, hiện ông chưa có ý định bán ra mặc dù bạn bè đầu tư thúc giục.

Anh Phạm Duy hiện đang sở hữu lô đất nông nghiệp rộng 400m2 tại P.Trường Thạnh, Q.9 cũng chưa có ý định ra hàng thời điểm này. Theo anh Duy, mặc dù TP siết chặt vấn đề phân lô tách thửanhưng nhu cầu mua đất lẻ xây nhà của người dân vẫn lớn , do đó giá không thể giảm mạnh ngay được.

Đang trong quá trình san lấp mặt bằng phân lô một dự án đất nền rộng gần 2.000 héc ta tại xã Trung An (Củ Chi), anh Văn Minh (ngụ Ấp Thới Tây 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn) cho biết: “Tôi chỉ đang nghe ngóng thông tin, chưa quyết định bán sản phẩm trong giai đoạn này”.

Gom 5 nền đất thổ cư lẻ khu dân cư (KDC) tại huyện Bình Chánh cuối năm 2016, sau khi đất “sốt” từ 4 – 5 tháng nay, anh Tấn Lợi dự kiến lời khoảng 1 tỷ đồng. Sau những thông tin về chấn chỉnh lại thông tin quy hoạch, anh Lợi cho hay chưa có ý định bán lại mà chờ thời điểm thích hợp mới ra hàng. Anh Lợi cũng tỏ ra không mấy “sốt sắng” trước tác động về giá bán.

Theo ghi nhận của PV, thông tin Thành ủy Tp.HCM vào cuộc điều tra và chấn chỉnh tình trạng phân lô bán nền tràn lan, “cò” thổi giá, lừa đảo… đã và đang tác động đến DN, NĐT lẻ và người mua. Tuy nhiên, đa số NĐT lẻ hiện nay cho rằng, ở một số khu vực “nóng”, giao dịch ngầm diễn ra mạnh mấy tháng qua như Củ Chi, Hóc Môn thì giá bán có thể được điều chỉnh nhẹ. Riêng các khu vực phía Đông Tp.HCM như Q.2, Q.9, Q.Thủ Đức hạ tầng hiện hữu đồng bộ, sự tác động từ việc chấn chỉnh này sẽ không lớn. Một số ít NĐT găm đất nông nghiệp chưa phân lô thì tỏ ra “lo ngại” về thủ tục chuyển đổi sẽ bị siết chặt nhưng lại khá an tâm về giá bán sẽ không giảm mạnh như dự báo.

Giá đất chưa “hạ nhiệt” rõ nét

Theo tìm hiểu của PV, giá đất vẫn chưa thay đổi so với đợt sốt giá mặc dù có nhiều thông tin “hạ nhiệt”. Một số NĐT vẫn tìm kiếm hàng “ngon” để chốt lời cao.

Theo các môi giới, giá đất tại Q.9 vẫn giữ nguyên và dường như không có biến động trước việc công an vào cuộc điều tra hiện tượng lừa đảo, thổi giá. Theo anh Phương, môi giới đất nền Q.9, khách đầu tư và người mua ở vẫn liên tục đi xem đất mặc dù số lượng có giảm nhẹ so với thời điểm giữa năm 2016. Khảo sát tại các khu vực P.Long Thạnh Mỹ, Long Phước, Long Trường, Phước Long A… giá đất vẫn giữ mức từ 18 – 30 triệu đồng/m2. Riêng các khu vực xa như Long Thạch Mỹ, Long Phước, NĐT tiếp tục tìm kiếm các nền giá từ 650 – 900 triệu để đầu tư. 

Tìm hiểu xung quanh khu vực Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, PV nhận thấy giá đất vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” rõ rệt mặc dù một số NĐT ôm đất nền cũng tỏ ra lo lắng bị “mắc kẹt”. Theo các NĐT lẻ khu vực Hóc Môn, giá đất phổ biến tại đây là từ 17 – 25 triệu đồng/m2, riêng đất nông nghiệp ở mức 3 – 5 triệu đồng/m2. Được biết, cách đây 4 – 5 tháng, giá đất sốt do những thông tin hạ tầng khu vực bị “rò rỉ” khiến những NĐT lẻ chớp thời cơ gom đất bán hưởng lời. Tuy nhiên, theo các các môi giới đất nền, sau việc UBND TP chấn chỉnh lại các thông tin quy hoạch, giá đất có thể sẽ ảnh hưởng nhưng thời điểm hiện tại, yếu tố này chưa tác động đến các NĐT có đất. Minh chứng là nhiều NĐT vẫn chưa sốt sắng bung hàng hoặc bán “phá giá” như dự báo. Giá vì thế cũng chưa thay đổi.

Theo ông Nguyễn Cao Trí, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty BĐS Bến Thành, trước thông tin chấn chỉnh hiện tượng sốt giá, kiểm soát phân lô bán nền tràn lan, nhiều NĐT lẻ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào đất nền. Một số NĐT ‘nhắm” đất khu vực Hóc Môn, Củ Chi thì dừng lại chưa vội xuống tiền để nghe ngóng, nắm thị trường. Còn những NĐT đã có đất tại đây cũng chưa có động thái rõ rệt. Ông Trí cho rằng: “Có thể trong thời gian tới, từ 3 – 5 tháng, hoạt động NĐT bung hàng sẽ nở rộ. Khi đó giá có thể được điều chỉnh ổn định trên diện rộng tại Tp.HCM”.

Còn anh Trần Duy, một môi giới tự do tại Tp.HCM khẳng định: “Những NĐT có đất nền phân lô sẽ không thể thua lỗ mặc dù giá có sự điều chỉnh trong thời gian tới. Đặc biệt, tại các khu vực có hạ tầng tương đối phát triển và đồng bộ như Q.2, Q.9, Q.Thủ Đức thì giá đất nền hiện tại là phù hợp, không đến mức quá cao”. 

Nguyệt An
(Theo Tuổi trẻ Online)


Bỗng dưng… cấm tách thửa


Việc Sở Tài nguyên - Môi trường ban hành văn bản đi ngược quyết định của UBND TP.HCM đã cản trở quyền an cư lạc nghiệp của nhiều người dân.
Cụ thể, Quyết định 33 của UBND TP.HCM không có một từ nào nói đến việc hạn chế việc tách thửa của các tổ chức, cá nhân nếu khu đất không “dính” quy hoạch, thuộc khu vực nhà nước phải thu hồi để đầu tư theo quy hoạch hoặc kế hoạch sử dụng đất được duyệt. Quyết định trên cũng nêu rõ, UBND quận, huyện căn cứ nhu cầu của người sử dụng đất, xem xét từng trường hợp cụ thể để giải quyết chuyển mục đích sử dụng đất toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất sang đất ở, đồng thời với việc thực hiện tách thửa đất.Người dân có nhu cầu rất lớn về những căn nhà nhỏ, vừa túi tiền - Ảnh: Đình Sơn
Đi ngược lại quy định của pháp luật
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, kể từ khi Quyết định 33/2014 quy định về diện tích tối thiểu để tách thửa có hiệu lực đến nay, trên toàn TP có 4.100 trường hợp được tách thửa. Giúp cho hàng ngàn người, chủ yếu là dân nghèo có được một căn nhà để an cư. Thế nhưng, mới đây Sở Tài nguyên - Môi trường TP đã liên tiếp ban hành hai văn bản đi ngược lại tinh thần của Quyết định 33 và các quy định của pháp luật cho phép phân lô bán nền là Văn bản 142 ngày 7.1.2016 và Văn bản 2056 ngày 14.3.2016. Hai văn bản này đã hạn chế quyền mua bán đất ở của người dân, “cướp” đi một trong số những quyền quan trọng nhất được Hiến pháp công nhận là tạo lập nhà ở hợp pháp, quyền an cư lạc nghiệp.Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn luật sư TP.HCM, phân tích luật đã cho phép phân lô bán nền, đồng thời cũng không hạn chế quyền chuyển nhượng nhà đất, thậm chí là chuyển nhượng đất nền được phân lô. Kết quả là nhiều khu đất được người dân chia lô, với hệ thống đường, cây xanh bài bản. Nhưng Sở Tài nguyên - Môi trường lại đi ngược lại quy định của pháp luật bằng cách ban hành những văn bản cấm đoán hà khắc. Không thể phủ nhận, tại nhiều địa phương cũng xảy ra tình trạng các khu vực xây dựng nhà ở hộp diêm, nhà ổ chuột, nhà ba chung với hạ tầng không đảm bảo. Nhưng đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương, người đứng đầu các cơ quan giám sát như đô thị, thanh tra xây dựng đã buông lỏng. Vì vậy, không vì sự yếu kém trong quản lý của cơ quan chức năng mà đẩy khó cho người dân là hạn chế tách thửa, cấm phân lô bán nền và mua bán.Trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Văn Trường, Phó chủ tịch UBND H.Nhà Bè, cho rằng nhu cầu nhà ở giá thấp của người dân rất lớn. Vì hiện nay nhà nước vẫn chưa làm được nhiều căn nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các đối tượng này nên tất yếu xảy ra việc xây dựng không phép.“Không lẽ suốt ngày chính quyền đi xử phạt, cưỡng chế đập nhà không phép của người dân? Nếu vậy mâu thuẫn xã hội sẽ ngày càng gay gắt. Do đó, Quyết định 19 rồi đến 33 đã giải quyết được nhiều vấn đề lớn, trong đó có việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân. Giả sử không có hai quyết định đó, tôi tin rằng trong thời gian qua các quận/huyện vùng ven sẽ khổ sở với nạn xây nhà không phép”, ông Trường cho hay.Mới đây tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp, cho rằng hiện TP đã có quy hoạch chung, quận/huyện đã quy định rất rõ về đất nào xây dựng mới, đất nào chỉnh trang với các mật độ cụ thể. TP cũng đã có Quyết định 33 làm cây “gậy”. Do đó chỉ cần áp Quyết định 33 vào là có thể thực hiện được. Việc áp dụng sai sót là cá biệt, không nên vì thế mà vội vàng sửa quy định thì sẽ rất khó cho các địa phương.
Nhu cầu của xã hội
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho biết theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, trong năm 2015 doanh nghiệp đưa ra chào bán khoảng 50.000 căn nhà, năm nay dự kiến khoảng 57.000 căn nhà. Nhưng mức giá những căn nhà này quá cao, nên chỉ phục vụ cho những người có tiền. Trong khi dự án phân lô bán nền theo kiểu các doanh nghiệp làm bài bản giá cũng quá cao. Cộng với việc phải xây nhà theo quy hoạch thông thường là 1 trệt 2 lầu nên người nghèo không mua nổi, hoặc mua được đất rồi cũng không đủ tiền xây. Trong khi nhu cầu về nhà ở của số đông mà nhà nước không đáp ứng được nên người dân phải tìm mọi cách để mua đất xây nhà, thậm chí mua đất xây nhà không phép.“Thị trường bất động sản thời gian qua chỉ giải quyết được nhà ở cho một số ít người có tiền, trong khi số đông người dân có nhu cầu về chỗ ở là người nghèo, người nhập cư... vẫn bị bỏ rơi. Nhà xã hội, nhà thu nhập thấp do nhà nước đầu tư cũng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ cho đối tượng là cán bộ công chức. Chính vì bức xúc về nhà ở nên phân khúc nhà phân lô bán nền được người dân tìm mua”, ông Châu cho hay.Để hài hòa lợi ích của người dân và nhà nước, ông Châu kiến nghị nhà nước cho xây dựng những khu vực nhà ở dưới chuẩn, nhưng hơn những khu nhà ổ chuột, nhà lấn chiếm kênh rạch... Những khu nhà này cũng được xây dựng theo các đồ án quy hoạch 1/2.000 đã được phê duyệt, nhưng thấp hơn các dự án của doanh nghiệp xây dựng theo 1/500. “Vấn đề đặt ra là tạo cho người thu nhập thấp có được chỗ ở khá tốt, giá cả mềm, phù hợp với thu nhập của người dân. Để hạn chế nhà ba chung, nhà nước nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây những căn hộ không nhỏ hơn 25 m2 như nhà ở xã hội, với giá khoảng 400 - 500 triệu đồng”, ông Châu kiến nghị.Lãnh đạo một công ty bất động sản cũng phân tích rằng hiện nay TP có gần 3 triệu người nhập cư vào làm công nhân, người lao động chân tay... nên làm sao chăm lo nhà ở cho những người này. Nếu cứ cứng nhắc theo chuẩn thì không có được nhiều loại nhà cho người dân nghèo mua, thuê. Đây là nguyên nhân vì sao họ xuống những quận, huyện vùng ven liều mua đất nông nghiệp rồi lén lút xây nhà không phép tràn lan như ở Bình Chánh và hậu quả là TP sẽ phải đi dọn dẹp, xử lý những căn nhà xây dựng không phép này. “Việc tách thửa đất của người dân, tổ chức đã được pháp luật quy định và Quyết định 33 cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn quá rõ ràng. Nên hiện nay vấn đề lớn nhất là làm sao các địa phương phải quản lý, hậu kiểm khâu xây dựng, tách thửa để tránh các khu nhà ổ chuột, nhà ba chung. Nếu lãnh đạo địa phương nào để xảy ra tình trạng này phải bị xử lý nghiêm chứ không thể vì không quản được thì cấm như cách làm của Sở Tài nguyên - Môi trường”, vị này cho hay. Nguồn: Báo Thanh Niên
Quý khách có thể tham khảo thêm dự án KDC Thuần Việt Bình Chánh với giá chỉ từ 315 triệu/nền