du an sunflower city dự án sunflower city
8/10 3333333 bình chọn
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhà đầu tư chưa vội “bung hàng” sau thông tin chấn chỉnh giá đất nền

Nhà đầu tư chưa vội “bung hàng” sau thông tin chấn chỉnh giá đất nền

Nhiều nhà đầu tư (NĐT) Tp.HCM chưa bung hàng, chỉ đang nghe ngóng thông tin sau việc UBND TP vào cuộc chấn chỉnh hiện tượng thổi giá đất nền.

Nhà đầu tư  “nghe ngóng” tình hình

Mới đây, chính quyền TP.HCM chính thức công bố công khai các thông tin về hạ tầng, địa giới hành chính. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng vào cuộc điều tra cơn sốt đất trên địa bàn thành phố.

Theo quy luật thị trường, những thông tin này sẽ dẫn đến việc giá đất “giảm nhiệt”. Thế nhưng thực tế, ở thời điểm hiện tại giá đất nền Tp.HCM chưa có nhiều biến động. Các NĐT vẫn đang nghe ngóng, nắm bắt thị trường.

PV đã liên hệ với một số NĐT có đất tại khu vực Q.2, Q.9, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi – những khu vực nóng của đất nền thời gian qua nhằm nắm rõ tình hình.

Việc chấn chỉnh hiện tượng thổi giá, phân lô bán nền, quy hoạch chưa tác
động mạnh đến giá đất nền các khu vực “nóng sốt” tại Tp.HCM

Ông Hà Trí, một NĐT lẻ lâu năm sống tại Q.Thủ Đức nhận định: “Sau các thông tin trên, giá  đất nền Tp.HCM chưa thể giảm nhanh được. Bởi vì, giá đất cấu thành từ rất nhiều yếu tố khác nhau, không thể giảm đột ngột vì một yếu tố riêng lẻ”. Bản thân ông Trí có 3 nền đất lẻ thổ cư tại P.Long Thạnh Mỹ, Q.9, hiện ông chưa có ý định bán ra mặc dù bạn bè đầu tư thúc giục.

Anh Phạm Duy hiện đang sở hữu lô đất nông nghiệp rộng 400m2 tại P.Trường Thạnh, Q.9 cũng chưa có ý định ra hàng thời điểm này. Theo anh Duy, mặc dù TP siết chặt vấn đề phân lô tách thửanhưng nhu cầu mua đất lẻ xây nhà của người dân vẫn lớn , do đó giá không thể giảm mạnh ngay được.

Đang trong quá trình san lấp mặt bằng phân lô một dự án đất nền rộng gần 2.000 héc ta tại xã Trung An (Củ Chi), anh Văn Minh (ngụ Ấp Thới Tây 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn) cho biết: “Tôi chỉ đang nghe ngóng thông tin, chưa quyết định bán sản phẩm trong giai đoạn này”.

Gom 5 nền đất thổ cư lẻ khu dân cư (KDC) tại huyện Bình Chánh cuối năm 2016, sau khi đất “sốt” từ 4 – 5 tháng nay, anh Tấn Lợi dự kiến lời khoảng 1 tỷ đồng. Sau những thông tin về chấn chỉnh lại thông tin quy hoạch, anh Lợi cho hay chưa có ý định bán lại mà chờ thời điểm thích hợp mới ra hàng. Anh Lợi cũng tỏ ra không mấy “sốt sắng” trước tác động về giá bán.

Theo ghi nhận của PV, thông tin Thành ủy Tp.HCM vào cuộc điều tra và chấn chỉnh tình trạng phân lô bán nền tràn lan, “cò” thổi giá, lừa đảo… đã và đang tác động đến DN, NĐT lẻ và người mua. Tuy nhiên, đa số NĐT lẻ hiện nay cho rằng, ở một số khu vực “nóng”, giao dịch ngầm diễn ra mạnh mấy tháng qua như Củ Chi, Hóc Môn thì giá bán có thể được điều chỉnh nhẹ. Riêng các khu vực phía Đông Tp.HCM như Q.2, Q.9, Q.Thủ Đức hạ tầng hiện hữu đồng bộ, sự tác động từ việc chấn chỉnh này sẽ không lớn. Một số ít NĐT găm đất nông nghiệp chưa phân lô thì tỏ ra “lo ngại” về thủ tục chuyển đổi sẽ bị siết chặt nhưng lại khá an tâm về giá bán sẽ không giảm mạnh như dự báo.

Giá đất chưa “hạ nhiệt” rõ nét

Theo tìm hiểu của PV, giá đất vẫn chưa thay đổi so với đợt sốt giá mặc dù có nhiều thông tin “hạ nhiệt”. Một số NĐT vẫn tìm kiếm hàng “ngon” để chốt lời cao.

Theo các môi giới, giá đất tại Q.9 vẫn giữ nguyên và dường như không có biến động trước việc công an vào cuộc điều tra hiện tượng lừa đảo, thổi giá. Theo anh Phương, môi giới đất nền Q.9, khách đầu tư và người mua ở vẫn liên tục đi xem đất mặc dù số lượng có giảm nhẹ so với thời điểm giữa năm 2016. Khảo sát tại các khu vực P.Long Thạnh Mỹ, Long Phước, Long Trường, Phước Long A… giá đất vẫn giữ mức từ 18 – 30 triệu đồng/m2. Riêng các khu vực xa như Long Thạch Mỹ, Long Phước, NĐT tiếp tục tìm kiếm các nền giá từ 650 – 900 triệu để đầu tư. 

Tìm hiểu xung quanh khu vực Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, PV nhận thấy giá đất vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” rõ rệt mặc dù một số NĐT ôm đất nền cũng tỏ ra lo lắng bị “mắc kẹt”. Theo các NĐT lẻ khu vực Hóc Môn, giá đất phổ biến tại đây là từ 17 – 25 triệu đồng/m2, riêng đất nông nghiệp ở mức 3 – 5 triệu đồng/m2. Được biết, cách đây 4 – 5 tháng, giá đất sốt do những thông tin hạ tầng khu vực bị “rò rỉ” khiến những NĐT lẻ chớp thời cơ gom đất bán hưởng lời. Tuy nhiên, theo các các môi giới đất nền, sau việc UBND TP chấn chỉnh lại các thông tin quy hoạch, giá đất có thể sẽ ảnh hưởng nhưng thời điểm hiện tại, yếu tố này chưa tác động đến các NĐT có đất. Minh chứng là nhiều NĐT vẫn chưa sốt sắng bung hàng hoặc bán “phá giá” như dự báo. Giá vì thế cũng chưa thay đổi.

Theo ông Nguyễn Cao Trí, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty BĐS Bến Thành, trước thông tin chấn chỉnh hiện tượng sốt giá, kiểm soát phân lô bán nền tràn lan, nhiều NĐT lẻ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào đất nền. Một số NĐT ‘nhắm” đất khu vực Hóc Môn, Củ Chi thì dừng lại chưa vội xuống tiền để nghe ngóng, nắm thị trường. Còn những NĐT đã có đất tại đây cũng chưa có động thái rõ rệt. Ông Trí cho rằng: “Có thể trong thời gian tới, từ 3 – 5 tháng, hoạt động NĐT bung hàng sẽ nở rộ. Khi đó giá có thể được điều chỉnh ổn định trên diện rộng tại Tp.HCM”.

Còn anh Trần Duy, một môi giới tự do tại Tp.HCM khẳng định: “Những NĐT có đất nền phân lô sẽ không thể thua lỗ mặc dù giá có sự điều chỉnh trong thời gian tới. Đặc biệt, tại các khu vực có hạ tầng tương đối phát triển và đồng bộ như Q.2, Q.9, Q.Thủ Đức thì giá đất nền hiện tại là phù hợp, không đến mức quá cao”. 

Nguyệt An
(Theo Tuổi trẻ Online)


Cơn sốt đất tại Tp.HCM đã hạ nhiệt?

 Sau khi các thông tin về hạ tầng, địa giới hành chính được chính quyền Tp.HCM công bố công khai, cộng với sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan chức năng dẹp loạn cò đất thổi giá, "cơn sốt" đất tại Tp.HCM đã có dấu hiệu chững lại.

Sau khi các thông tin về hạ tầng, địa giới hành chính được chính quyền Tp.HCM công bố công khai, cộng với sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan chức năng dẹp loạn cò đất thổi giá, "cơn sốt" đất tại Tp.HCM đã có dấu hiệu chững lại.

Cò đất Tp.HCM tháo chạy

Ông Minh, một người chuyên môi giới và phân lô đất tại H.Bình Chánh (Tp.HCM) cho biết, những ngày qua thị trường bất động sản đã có dấu hiệu chững lại. Đơn cử, tại xã Phong Phú (H.Bình Chánh), "cơn sốt" đẩy giá đất ở đây lên khoảng 4 triệu đồng/m2, gấp đôi giá trước đó, nay đã trở lại lúc ban đầu là 2 triệu đồng/m2. Thị trường đất nền tại Bình Chánh hiện cũng đang chững lại do khách mua ít, giao dịch cũng giảm 15% so với thời điểm cách nay 1 tháng. “Bây giờ là giảm giao dịch, tiếp theo mới giảm giá do khách mua ít, thậm chí không ai mua”, ông Minh nói và cho biết, việc tách thửa đất hiện nay rất khó khăn do Tp.HCM đang sửa Quyết định 33 nên các đầu nậu đều "án binh bất động".

Tại dự án Sadeco (xã Phước Kiển, H.Nhà Bè, Tp.HCM), nhân viên môi giới ở đây cho hay, mấy ngày nay giao dịch giảm rõ rệt. Nhiều khách ký gửi bán nền dưới giá mặt bằng chung của khu vực nhưng chào mãi cũng không ai mua. Dự án Thanh Nhật (đường Phạm Hữu Lầu, xã Nhơn Đức, H.Nhà Bè) cách đây 2 tháng giá bán từ 20 - 20,5 triệu đồng/m2 nhưng nay chỉ còn khoảng 18 triệu đồng/m2 mà cũng không có khách mua.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên đường Trường Lưu, Q.9, Tp.HCM, cò đất không còn hoạt động tấp nập như trước

Nhân viên này cho biết, Sadeco là dự án đất nền được dùng để tham chiếu giá cho các dự án khác tại khu vực H.Nhà Bè nên nếu dự án này chững lại thì giá của những nơi khác trong huyện chắc chắn cũng đứng theo.

  

Trong khi đó, tại một điểm nóng về tăng giá đất là khu vực Q.9 (Tp.HCM) tình trạng cũng tương tự. Ở các khu đất phân lô bán nền tại khu vực P.Phú Hữu (Q.9), giá đất đã giảm mạnh. Cụ thể, nếu trước đây giá đất một số khu phân lô trong hẻm là từ 20 - 22 triệu đồng/m2, nay chỉ còn khoảng 18 triệu đồng/m2.


Dạo một vòng các khu vực trước đây là tâm điểm "nóng sốt" của H.Củ Chi, người mua cũng không còn tấp nập như trước, giá đất cũng đã chững lại.
Lãnh đạo một công ty địa ốc tại Q.9 cũng thừa nhận, thị trường đất nền ở khu Đông Sài Gòn đã chững lại sau một thời gian “sốt nóng”. Điều này tốt cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính và cả người dân bởi thị trường phát triển bền vững thì có thể kiếm ăn bền vững. Cách đây 1 - 2 tháng, khu vực này cò đất đứng đầy đường. Mỗi khi có người đi ngang, họ còn lao xuống lòng đường phát tờ rơi, chèo kéo khách nhưng nay tại các khu phân lô bán nền tại Q.9 gần như không thấy bóng dáng cò đất, các bảng rao bán đất cũng dẹp bớt. Tại các điểm bán hàng chỉ còn “cắm chốt” một đến hai người đứng tư vấn cho khách.

Môi giới Hà Nội miệt mài đẩy giá đất

Nếu như "cơn sốt" ở Tp.HCM đã bắt đầu hạ nhiệt thì tại Hà Nội môi giới vẫn đang miệt mài đẩy giá đất. Đơn cử như tại dự án Thanh Hà Cienco 5, nhiều người có nhu cầu bán đất nền liền kề tại đây đang rao bán 18 - 24 triệu đồng/m2 tùy lô. Tại một số vị trí đẹp, giá đất được đẩy lên đến 31 triệu đồng/m2. Nhưng theo lời anh Ngô Văn Long, chủ một tin rao vặt đất tại Thanh Hà Cienco 5, khách hầu như đều trả giá thấp hơn mức rao bán nhiều. Vì vậy, rao tin cả vài tháng nhưng anh vẫn chưa bán được mảnh đất diện tích hơn 80m2 của mình.

Theo tìm hiểu, giá đất dự án Thanh Hà Cienco 5 đang bị đẩy lên khá mạnh. Có khu vực rao giá gấp 1,5 - 2 lần so với giá trên hợp đồng mua bán ban đầu. Thậm chí một số người làm môi giới tại văn phòng nhà đất quanh khu vực này báo giá 50 - 55 triệu đồng/m2 (giá hợp đồng 24 triệu đồng/m2 cho lô đẹp cạnh đường). Còn khu vực gần hồ, đất đang được đẩy lên mức giá khoảng 25 - 28 triệu đồng/m2 so với giá hợp đồng 16 triệu đồng/m2.

Môi giới tên Xuân cho biết, nếu nhà đầu tư không quyết nhanh, giá đất còn tăng lên từng ngày. Nhằm thuyết phục khách “xuống tiền”, cò đất này đưa ra một số chiêu thức hết sức hiệu quả là mua bán sang tay nhanh hưởng chênh lệch. Xuân phân tích: “Đáng ra phải vào ngay 50% tổng giá trị hợp đồng nhưng có thể xin lùi đóng 2/3 với lý do phải xoay tiền. Trong thời gian chờ đóng tiếp số còn lại sẽ tìm cách đẩy đi với giá cao hơn, cũng ăn chênh được một khoản.

Tuy nhiên trên thực tế mọi chuyện không "dễ ăn" như vậy. Một người mua đất đang bị “sa lầy” vì chiêu thức này cho hay, việc đẩy hàng đi rất khó khăn bởi nhà đầu tư nào có chút kinh nghiệm thì đều biết là đất ở đây đang bị thổi giá, giao dịch thật không có nhiều.

Không ít nhà đầu tư đến thăm mua đất tại dự án này cũng thuộc đội quân “thổi giá”. Khi biết chúng tôi có nhu cầu “lướt sóng” đất tại Thanh Hà Cienco 5, một nhà đầu tư giới thiệu tên Tuấn Anh cho biết, nếu ngại mua đơn lẻ, có thể gom tiền chung với một số người khác, sau đó cùng nhau thổi giá. Đến mức hợp lý là cùng bảo nhau chốt, đẩy đi, thu tiền về.

Điều đáng nói là mặc dù giá bị thổi tăng vùn vụt, nhưng hạ tầng dự án này hầu như chưa có gì. Đến nay, dự án vẫn mới chỉ có 3 tòa nhà hoàn thiện, hạ tầng cây xanh chưa có. Phần hồ theo như thiết kế cũng chưa có nhưng giá bán đã bị đội lên gấp 1,5 - 2 lần so với giá vào hợp đồng. Trước đó, dự án này có khá nhiều tai tiếng. Đơn cử, vào tháng 6/2016, cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ Công an đã yêu cầu dừng hoạt động huy động vốn liên quan kinh doanh bất động sản thuộc dự án này. Được biết, nhiều năm liền, dự án cũng liên quan đến tranh chấp, kiện cáo, không đưa vào hoạt động. Bên cạnh Thanh Hà Cieco 5, đất ở một số khu vực khác tại Hà Nội cũng bị “thổi giá” mạnh như ở P. Dương Nội (Q.Hà Đông) điểm gần dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall sắp đầu tư, P. Mỗ Lao (Q.Hà Đông), khu đô thị Văn Phú (Q.Hà Đông)...

(Theo Thanh niên online)
 
Liên hệ với chuyên viên tư vấn Lưu Trọng Khanh ĐT 0907786100 để được tư vấn các lô đất nền tại Phú Quốc.

Bán đất phú quốc giá từ 379 triệu/nền xem chi tiết: Tại đây

Căn hộ trung tâm quận 2 giá từ 2,7 tỷ/căn 2 phòng ngủ: Tại đây

Căn hộ quận 8 giá từ 1,8 tỷ/căn:  Tại đây


Tranh chấp đất đai: cái gốc không phải là vấn đề sở hữu

 www.chuyenvientuvan.com.vn đã đọc bài này và thấy việc của tác giả rất khoa học và hợp lý về việc tranh chấp đất đai. Nhưng việc này rất minh bạch, liệu có thể thực hiện được không? Chúng ta hãy cũng đọc tham khảo nhé.

www.chuyenvientuvan.com.vn đã đọc bài này và thấy việc của tác giả rất khoa học và hợp lý về việc tranh chấp đất đai. Nhưng việc này rất minh bạch, liệu có thể thực hiện được không? Chúng ta hãy cũng đọc tham khảo nhé.

(TBKTSG) - LTS: Hiện nay, các vụ khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai không chỉ nhiều mà còn diễn biến phức tạp, gây ra những căng thẳng xã hội. Các cuộc thảo luận đang diễn ra xung quanh vấn đề đâu là nguyên nhân chính của tình trạng này. TBKTSG nhận được bài viết của chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du về vấn đề này. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Khiếu kiện liên quan đến đất đai là một vấn đề đau đầu ở Việt Nam trong nhiều năm qua và một số ý kiến cho rằng nguyên nhân chính là do vấn đề sở hữu toàn dân đối với đất đai. Tuy nhiên, là người nghiên cứu về khu vực công và đô thị hóa mà trong đó chuyển đổi đất đai là một vấn đề quan trọng, tôi cho rằng cái gốc của vấn đề không phải là chế độ sở hữu mà do khó có thể xác định được mức đền bù thỏa đáng, sự không minh bạch và tham nhũng, cũng như thiếu vắng sự tham gia thực chất của người dân.

Tranh chấp đất đai luôn rất khốc liệt cho dù là công hữu hay tư hữu

Tranh chấp đất đai luôn là vấn đề đau đầu của các quốc gia trong quá trình phát triển. Ở các nơi mà tôi đã tìm hiểu như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, khu vực châu Mỹ Latinh, Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ… chính quyền đều đã mang xe ủi đi cưỡng chế giải tỏa đất đai cho mục tiêu phát triển kinh tế của mình.

Về sự khủng khiếp và bất công liên quan đến giải tỏa, thu hồi đất đai trong quá trình phát triển (nhất là từ nửa thế kỷ 20 trở về trước) ở Mỹ có thể tìm đọc ở rất nhiều tài liệu, chẳng hạn như các nghiên cứu của Alan Alutshuler về giai đoạn các siêu dự án ở Mỹ hay của Susan Feinstein về quá trình tái phát triển cũng như nhiều tài liệu khác.

Khiếu kiện liên quan đến đất đai luôn chiếm phần lớn nhất trong các vụ khiếu kiện ở hầu hết các quốc gia trong giai đoạn phát triển và đô thị hóa. Ví dụ, hai phần ba trong số 7,5 triệu vụ án dân sự ở Ấn Độ liên quan đến đất đai và tài sản; ở Việt Nam 70% khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai. Do vậy, Việt Nam không phải là ngoại lệ.

Thêm vào đó, dù thuộc hình thức sở hữu nào thì Nhà nước luôn có quyền thu hồi đất bắt buộc trong những trường hợp cần thiết hay vì mục đích công cộng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp khó có thể phân định công - tư, nên việc lạm dụng trong thu hồi đất dẫn đến tranh chấp là rất phổ biến.

Với quyền được thu hồi bắt buộc ở những nơi có chế độ sở hữu tư nhân thì việc lạm dụng cũng rất phổ biến. Do vậy, cái gốc của tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay cũng như nhiều nơi trên thế giới không nằm ở vấn đề sở hữu.

Nói chung, đất đai, địa tô và những vấn đề liên quan luôn rất phức tạp và có rất nhiều người như Marx, Webber, Harvey, de Soto... đã đưa ra những phân tích mang tính nền tảng nhưng luôn gây tranh cãi. Ví dụ, nghiên cứu về quyền sở hữu đất đai vào đầu thập niên 2000 của de Soto đã được đánh giá rất cao, nhưng nó lại không thể giải thích tại sao những nơi không theo chế độ tư hữu về đất đai như Đài Loan, Trung Quốc hay Việt Nam lại có thể có những giai đoạn tăng trưởng kinh tế rất cao, trong khi khoảng cách chênh lệch giàu nghèo không bị doãng ra quá mức như nhiều quốc gia khác. Nói cách khác, cái gốc của vấn đề không hẳn là những quy định về sở hữu trong luật.

Khó xác định mức đền bù thỏa đáng

Rất nhiều nước có yêu cầu những người bị thu hồi đất phải được đền bù thỏa đáng (đúng những lợi ích mà họ bị mất đi hay đơn giản là theo giá thị trường). Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó xác định được như thế nào là đền bù thỏa đáng, nhất là từ quan điểm của người bị thu hồi đất.

Giả sử ông Hai Lúa và Ba Ngâu (tên nhân vật trong phim Vùng gió xoáy) có hai mảnh đất nông nghiệp kề nhau, nhưng đất của ông Hai nằm trong dự án phát triển đô thị, trong khi đất của ông Ba thì không.
Nếu cứ làm nông nghiệp thì giá trị của đất chỉ là 100.000 đồng/mét vuông, nhưng nếu chuyển đổi sang đất đô thị thì giá trị của nó sẽ là 1 triệu đồng. Do vậy, giá đền bù thỏa đáng cho ông Hai là 1 triệu đồng, nhưng ông Ba lại bán được 3 triệu đồng.

Ông Hai cho rằng mình phải được 3 triệu như ông Ba nên thấy bất công. Tuy nhiên, 1 triệu chính là giá đền bù thỏa đáng vì đất thương phẩm chỉ bằng 50% diện tích đất thu hồi (sau khi trừ hạ tầng và các tiện ích công cộng) và chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng (bao gồm lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư) là một triệu đồng.
3 triệu đồng của ông Ba bán được = 1 triệu x 2 mét vuông đất + 1 triệu cơ sở hạ tầng. Đơn giản, ông Ba là người may mắn trong tình huống này mà thôi.

Khi người dân thấy bóng dáng của xung đột lợi ích hoặc lợi ích nhóm

Khi mức đền bù thỏa đáng đã khó có thể xác định thì bốn vấn đề dưới đây (hai khách quan và hai chủ quan) thường làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Thứ nhất, các chủ đầu tư khi làm dự án thường không chắc là giá có thể bán được là bao nhiêu nên họ chọn mức an toàn. Ví dụ, nếu họ ước tính khoảng khả năng xảy ra từ 3-5 triệu/mét vuông thì giá để tính toán mức đền bù sẽ là 3 triệu. Khi thực tế xảy ra giá 5 triệu đồng thì người dân sẽ cảm thấy mức được đền bù cho họ càng không thỏa đáng và doanh nghiệp và chính quyền bị cho là thế này thế kia.

Thứ hai, nếu ông Ba là cán bộ của chính quyền (trong phim ông ấy là chủ nhiệm hợp tác) thì cho dù việc ra quyết định hoàn toàn vô tư thì vẫn khó mà thuyết phục ông Hai, nhất là trong bối cảnh niềm tin đối với chính quyền của người dân có vấn đề.

Thứ ba, những người có thẩm quyền cố tình “lái quy hoạch” hoặc biết trước thông tin để đi mua những mảnh đất gần dự án với giá 100.000 đồng/mét; hoặc chủ đầu tư là những người có quan hệ với họ.

Thứ tư, chủ đầu tư cấu kết với những người có quyền ép đền bù cho người dân với giá trị bằng đất nông nghiệp hay 100.000 đồng.

Cần có sự tham gia thực chất của người dân

Do không được tham gia vào quá trình quyết định một cách thực chất nên người dân thường không biết thực hư quá trình xảy ra như thế nào, nhất là trong bối cảnh tham nhũng và lợi ích nhóm xuất hiện ở nhiều nơi. Do vậy, sự tham gia thực chất của người dân là chìa khóa để giải quyết vấn đề.

Thứ nhất, khi tham gia vào quá trình thì người dân sẽ biết rõ cấu trúc giá như thế nào do vậy khả năng họ chấp nhận mức đền bù 1 triệu đồng nêu trên là rất cao. Khi đó, vấn đề khó xác định mức đền bù thỏa đáng sẽ được giải quyết.

Thêm vào đó, nếu có cơ chế chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro từ dự án qua mô hình công ty cổ phần hoặc điều chỉnh đất (land readjustment - người dân sẽ được một tỷ phần nhất định của đất thành phẩm) thì sẽ giải quyết được vấn đề thứ nhất nêu trên.

Thứ hai, khi được tham gia thực chất vào quá trình lựa chọn cán bộ thì họ sẽ có niềm tin vào người mình chọn nói riêng, chính quyền nói chung. Khi đó vấn đề thứ hai sẽ được giải quyết.

Thứ ba, với sự giám sát thực chất của người dân thì khả năng “làm bậy” của cán bộ công chức sẽ giảm đi rất nhiều. Như vậy sẽ khống chế được vấn đề thứ ba và thứ tư nêu trên.

Tóm lại, những vấn đề được phân tích ở trên mà chúng thường gây ra tranh chấp đất đai và phản kháng của người dân không liên quan đến chế độ sở hữu mà do bản chất khó xác định mức đền bù thỏa đáng, các vấn đề liên quan đến cách thức triển khai và sự tham gia của người dân. Thêm vào đó, có người có thể lập luận rằng sở hữu toàn dân thì dễ bị lạm dụng. Tuy nhiên, với quyền được thu hồi bắt buộc ở những nơi có chế độ sở hữu tư nhân thì việc lạm dụng cũng rất phổ biến và chẳng khác gì Việt Nam hiện nay. Do vậy, cái gốc của tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay cũng giống như nhiều nơi trên thế giới không nằm ở vấn đề sở hữu.

Huỳnh Thế Du

Nguồn: Saigontimes

Bán đất phú quốc giá từ 379 triệu/nền xem chi tiết: Tại đây

Căn hộ trung tâm quận 2 giá từ 2,7 tỷ/căn 2 phòng ngủ: Tại đây

Căn hộ quận 8 giá từ 1,8 tỷ/căn:  Tại đây