du an sunflower city dự án sunflower city
8/10 3333333 bình chọn
Hiển thị các bài đăng có nhãn san bay long thanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn san bay long thanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Sân bay Long Thành đã được vượt qua ải đầu tiên

Dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã họp  xem xét và biểu quyết thông qua Báo cáo đầu tư dự án đầu tư công trình hạ tầng có tổng mức đầu tư lên tới 8 tỷ USD này trước khi trình Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Quốc hội xem xét quyết định.

Mặc dù, vẫn phải chờ đợi kết quả kiểm phiếu của 16 thành viên Hội đồng là lãnh đạo các bộ, ngành liên quan nhưng nhiều khả năng Báo cáo đầu tư Dự án sẽ nhận được đa số phiếu thuận để có thể trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội xem xét thông qua ngay trong kỳ họp tháng 10/2014.
Như vậy, sân bay Long Thành về cơ bản đã vượt qua “cửa ải” đầu tiên, dù Báo cáo đầu tư Dự án do Tổng công ty Hàng không Việt Nam lập vẫn còn nhiều hạn chế cần phải chỉnh sửa, khắc phục.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh yêu cầu Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam cần cập nhật bổ sung các ý kiến góp ý của đại diện Bộ Quốc phòng, UBND TPHCM để làm rõ sự cần thiết phải đầu tư sân bay Long Thành.
Tại phiên họp này, lãnh đạo UBND Tp.HCM chính thức khẳng định: địa phương này không thể kham nổi sức ép giao thông trong trường hợp sân bay Tân Sơn Nhất tăng lượng khách từ 20 triệu khách hiện nay lên 25 triệu khách.
Theo Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM Mai Hữu Tín, để đáp ứng việc nới công suất tối đa thêm 5 triệu khách cho sân bay Tân Sơn Nhất, Tp.HCM phải đầu tư ít nhất 4 - 5 tỷ USD cho hệ thống giao thông kết nối như hệ thống đường bộ trên cao, đường sắt đô thị. Bên cạnh đó, do sân bay Tân Sơn Nhất nằm giữa trung tâm Tp.HCM nếu tiếp tục mở rộng công suất sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện quy hoạch và phát triển đô thị khi bị khống chế về tĩnh không, phễu bay.
Sânbay Tân Sơn Nhất hiện không chỉ hạn chế về quỹ đất mà không gian hoạt động bay hiện cũng đã quá tải - trong khi đây là yếu tố quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn hàng không.Việc khai thác sân bay mới tại Long Thành sau năm 2020 là điều hết sức cần thiết.
Cùng với việc làm mạch lạc hơn Báo cáo đầu tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định yêu cầu chủ đầu tư cần bổ sung, phân tích căn cứ, điều kiện để Sân bay Long Thành có thể trở thành cảng hàng không trung chuyển quốc tế như mục tiêu đề ra; làm rõ quy mô đầu tư, tính liên thông của hệ thống giao thông kết nối, đặc biệt là từ sân bay Tân Sơn Nhất tới sân bay Long Thành.
Liên quan tới quy mô diện tích xây dựng Dự án, Hội đồng thẩm định thống nhất với đề xuất của chủ đầu tư về việc triển khai sân bay Long Thành trên diện tích 5.000 ha, đồng thời đồng ý kiến nghị Chính phủ, Quốc hội cho phép tách GPMB thành 1 tiểu dự án riêng giao cho UBND tỉnh Đồng Nai triển khai sớm.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo chủ đầu tư trên cơ sở ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định khẩn trương hoàn thiện lại Báo cáo đầu tư để có thể sớm trình Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 8/2014.
Theo ACV, hoạt động khai thác tại Sân bay Tân Sơn Nhất ở nhiều thời điểm hiện đã rơi vào tình trạng quá tải; nhà ga hiện hữu đã khai thác hết công suất thiết kế. Do đó, việc cần phải nhanh chóng đầu tư mở rộng, hoặc xây mới một sân bay mới là cần thiết.
Tổ thẩm định liên ngành cơ bản thống nhất với các nội dung giải trình của ACV về quy mô đầu tư dự án, tuy nhiên yêu cầu chủ đầu tư phải giải trình thêm ý kiến của chuyên gia phản biện liên quan tới quy mô diện tích xây dựng sân bay cần tới 5.000 ha để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng/năm.
Nhiều dự án liên quan đến sân bay Long Thành : dự án sunflower citydự án ecosundựán ecovilage
Khách hàng quan tâm đến dự án có thể đăng ký đặt mua. 
Chi tiết liên hệ Khanh 0907786100
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn

Giao thông TP. HCM không chịu nổi nếu không xây sân bay Long Thành

Xây dựng sân bay Long Thành để tăng 5 triệu lượt khách 1 năm cho sân bay Tân Sơn Nhất và hạn chế được tình hình giao thông quá tải ở Thành Phố Hồ Chí Minh.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết như vậy tại phiên họp thứ ba của Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) ngày 15-8.
Để đáp ứng nâng công suất tối đa thêm 5 triệu khách cho sân bay Tân Sơn Nhất thì TP.HCM phải đầu tư ít nhất 4-5 tỉ USD cho hệ thống giao thông kết nối như đường sắt đô thị, đường bộ trên cao.
Tân Sơn Nhất hiện không chỉ hạn chế về quỹ đất mà không gian hoạt động bay hiện cũng đã quá tải trong khi không gian hoạt động bay là yếu tố quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn hàng không.



Mặt khác, sân bay Tân Sơn Nhất hiện nằm giữa trung tâm TP.HCM, nếu tiếp tục mở rộng công suất sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện quy hoạch phát triển đô thị khi bị khống chế về tĩnh không, phễu bay. Vì vậy, ông Tín cho rằng việc khai thác sân bay mới tại Long Thành sau năm 2020 là điều hết sức cần thiết.

Dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh, chủ tịch hội đồng thẩm định, 16 thành viên của hội đồng đã bỏ phiếu biểu quyết thông qua báo cáo đầu tư dự án xây dựng sân bay Long Thành.

Nếu kết quả bỏ phiếu có đa số phiếu đồng ý, hội đồng thẩm định sẽ trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội xem xét thông qua báo cáo đầu tư dự án ngay trong kỳ họp của Quốc hội vào tháng 10-2014.

Theo ông Bùi Quang Vinh, việc đầu tư sân bay Long Thành là hết sức cần thiết, phải triển khai sớm. Ông Vinh đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không VN (chủ đầu tư dự án) khẩn trương hoàn thiện lại báo cáo đầu tư trên cơ sở ý kiến góp ý của hội đồng thẩm định để có thể sớm trình Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 8-2014.

Chính vì vậy, chuyenvientuvan.com.vn chúng tôi đã đưa ra nhiều dự án về đất cũng như nhà ở và lớn hơn nữa là một thành phố nhỏ sunflower city, eco sun, eco town và eco village để phát triển vùng đất đang được nhiều nhà đầu tư nhắm đến.

Khách hàng quan tâm đến dự án có thể đăng ký đặt mua. 
Chi tiết liên hệ Khanh 0907.786.100
Mail: khanhlt@phuckhang.vn
Tham thảo thêm nhiều dự án tại : chuyenvientuvan.com.vn

Ga ngầm đầu tiên của tuyến metro số 1 tại TPHCM

Công trình ga ngầm đầu tiên (ga Nhà hát Thành phố) của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên gồm 4 tầng ở độ sâu 40 m dưới lòng đất sẽ được triển khai trong tháng 8.
Thông tin này được Ban quản lý dự án đường sắt đô thị TP HCM cho biết tại lễ ký hợp đồng với liên danh nhà thầu Shimizu - Meade (Nhật Bản) để xây dựng đoạn đi ngầm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Tuyến metro số 1 dài khoảng 20 km, trong đó có đoạn đi ngầm từ chợ Bến Thành đến Ba Son dài khoảng 2,6 km với 3 nhà ga ngầm, được chia làm 2 gói thầu. Gói thầu 1b, bắt đầu từ nhà hát thành phố đến Ba Son, gồm 2 nhà ga ngầm. Trong đó, hạng mục ga nhà hát thành phố sẽ bắt đầu thi công trong tháng 8 này để kịp hoàn thành đồng bộ với dự án xây dựng tượng đài Bác Hồ và nâng cấp đường Nguyễn Huệ vào tháng 4/2015. Còn đoạn hầm ngầm dọc bên hông nhà hát thành phố theo đường Nguyễn Siêu đến Ba Son sẽ được thi công trong 56 tháng.
Phối cảnh khu mua sắm ngầm và nhà ga tuyến metro số 1 tại nhà ga trung tâm Bến Thành. Ảnh: Ban quan đường sắt đô thị TP HCM.
Ga Nhà hát thành phố có chiều dài 190 m, rộng 26 m gồm bốn tầng (hai tầng chờ khách và hai tầng ke ga) với chiều sâu 40 m, thi công theo phương pháp top-down (làm tường vây và cọc chống trước, sau đó đào đất và thi công các sàn từ trên xuống) để giảm thiểu rủi ro lún sụt. Trong quá trình thi công, nhà thầu lắp đặt hệ thống quan trắc để theo dõi sự chuyển vị của các tòa nhà trong khu vực, nếu có dấu hiệu nguy hiểm thì lập tức dừng thi công để khắc phục.
Riêng gói thầu 1a (đoạn từ Bến Thành đến Nhà hát thành phố) bao gồm phần xây dựng nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành. Hiện Ban quản lý đường sắt đô thị đang thực hiện thiết kế nhà ga trung tâm tích hợp giữa các tuyến metro số 1, 2, 3a và 4Dự kiến cuối năm nay sẽ bắt đầu công tác sơ tuyển nhà thầu.
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị, việc thi công ngầm rất phức tạp và có thể gây rủi ro cho các công trình, đặc biệt là các toà nhà cao tầng khu trung tâm do nơi này thuộc vùng đất yếu. Những năm qua, tại thành phố đã xảy ra sụp lún tại chung cư Nguyễn Siêu hay tại toà nhà Pacific trong quá trình thi công do địa chất yếu. Trên thế giới cũng từng xảy ra lún sụp khi thi công metro ngầm, như ở Lausane (Thụy Sỹ) hay ở Singapore. Vì vậy, lãnh đạo thành phố yêu cầu nhà thầu ưu tiên chú trọng đến các biện pháp an toàn, không vì chạy theo tiến độ mà để xảy ra sự cố.
Do phương án thi công ga nhà hát thành phố là phương pháp đào hở nên toàn bộ khu vực đường Lê Lợi đoạn từ Pasteur đến đường Đồng Khởi và một phần đường Nguyễn Huệ bị rào chắn từ ngày 22/7 sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp.
Dự án tuyến metro số 1 được khởi công ngày 28/8/2012, dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2020 (trước đó là 2018) với tổng mức đầu tư ban đầu là 1,09 tỷ USD bằng vốn vay ODA và vốn ngân sách. Song, do một số hạng mục của dự án được điều chỉnh, cộng với biến động về tỷ giá ngoại tệ nên tổng mức đầu tư đã tăng lên 2,07 tỷ USD. Đây là tuyến tàu điện ngầm đầu tiên tại TP HCM dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Hữu Công
Sưu tầm và biên soạn by Daniel Luu
Tham khảo thêm về tuyến tàu điện metro- suối tiên:

Nhà ga metro ngầm ở TP.HCM sẽ như thế nào?

Hơn 229 triệu USD xây dựng tuyến metro ngầm!

Các dự án kết nối với ga tàu điện ngầm Metro

Cục hàng không: Sân bay Long Thành lớn, vẫn xấu hổ

Đã hoàn thiện đề án
PV: Vừa qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, cùng Bộ Công Thương, Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Đồng Nai để kiểm tra thực địa khu vực quy hoạch xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành và khẳng định việc xây dựng là rất cần thiết. Đây cũng không phải lần đầu tiên, Chính phủ lên tiếng về việc này. Trước sự quan tâm từ nhiều phía, hiện nay Cục hàng không đã có những chuẩn bị gì cho dự án này, thưa ông?
Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục hàng không: Cho đến thời điểm này, Cục hàng không vẫn đang phối hợp với Tổng công ty cảng hàng không VN chỉ đạo thực hiện hoàn thiện báo cáo để trình Hội đồng thẩm định.
Tất cả đang trong giai đoạn trình thông qua chủ trương lên Quốc hội, nên phải tập trung làm cho tốt dự án. Theo quy trình, đầu tiên trình Bộ, sau đó Bộ trình lên hội đồng sau đó trình lên Chính phủ, cuối cùng là Chính phủ trình lên Quốc hội.
Đây là giai đoạn hoàn thiện mọi nội dung đều nằm trong đề án. Tất nhiên để hoàn thiện được đề án thì phải chính xác tất cả nội dung đầy đủ. Việc Thủ tướng quan tâm cũng dễ hiểu.
PV: Việc thu hồi diện tích đất hơn 5000 ha cho dự án này, Cục đã triển khai đến đâu, có những khó khăn nào đang gặp phải?
Ông Lại Xuân Thanh: Theo quy định nhiệm vụ giải phóng mặt bằng giao cho tỉnh Đồng Nai.
Theo báo cáo gần đây nhất của tỉnh này thì đã lập xong đề án, các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, đã báo cáo cụ thể với hội đồng. Tỉnh đã lập xong phương án đền bù, giải phóng, tái định cư.
PV: Người dân khu vực quy hoạch đang lo lắng cho cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn, đất không có, công việc cũng không, bên Cục hàng không và các cơ quan triển khai dự án đã có những tính toán cụ thể cho việc này hay không, thưa ông?
Ông Lại Xuân Thanh: Trong cuộc họp của hội đồng thẩm định với tỉnh Đồng Nai, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư - Bùi Quang Vinh, cũng đã nói rất rõ về việc đảm bảo đời sống của người dân sau khi thu hồi đất.
Tỉnh đã báo cáo, nhưng cần tính toán tất cả khía cạnh từ đền bù, tái định cư, kể cả việc cho người dân, Hội đồng thẩm định cũng đã yêu cầu tỉnh Đồng Nai, lập phương án cụ thể, nên người dân cứ an tâm. Sau khi Quốc hội thông qua chủ trương thì bắt tay thực hiện đề án.
PV: Với tổng số vốn đầu tư lên tới 7 tỷ USD, trong đó, nguồn vốn đối ứng là 1,7 tỷ USD, đây là con số không hề nhỏ. Thưa ông, cho đến nay, việc thu xếp vốn cho dự án này giờ đang cân nhắc như thế nào?
Ông Lại Xuân Thanh: Việc tính toán nguồn vốn, kinh phí cũng nằm trong đề án. Theo chỉ đạo của chính phủ cũng như Bộ GTVT, đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của nhà nước thì Đồng Nai sẽ chủ trì.
Cho đến nay, chúng tôi đã chỉ rõ, để thực hiện dự án có mấy nguồn vốn.
Thứ nhất, là nguồn ngân sách, nguồn của Tổng công ty cảng hàng không, nguồn vốn ODA, nhưng cái được nhấn mạnh, mà Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chỉ đạo, là phải đẩy mạnh hình thức BOT, TPP trong dự án Long Thành này.
Thứ hai, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tổng cảng không thể tự xây dựng bằng vốn của mình, ngân sách cũng không đủ nên cần các DN, nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nhà nước.
PV: Trước đây, ông đã từng khẳng định việc xây dựng sân bay Long Thành trên tính toán phải 10 năm nữa mới có thể hoàn thành, như vậy việc nới rộng Tân Sơn Nhất có phải là bước đệm, việc đầu tư 2 sân bay lớn cùng 1 lúc có ảnh hưởng nguồn vốn đầu tư?
Ông Lại Xuân Thanh: Tôi khẳng định hoàn toàn không gối liền.
Vấn đề thứ nhất, theo quy hoạch của Tân Sơn Nhất thì phải đạt công suất thiết kế là 25 triệu hành khách. Năm 2013 đã đạt 20 triệu hành khách, chắc chắn đến 2020 thì coi như là hết công suất.
Vấn đề thứ 2, tốc độ tăng trưởng của Tân Sơn Nhất vẫn cao, trong khi sân bay vượt quá công suất hiện nay. Mấy tháng đầu năm 2014, tốc độ tăng trưởng trên dưới 20%, đặt ra vấn đề trước khi có Long Thành thì Tân Sơn Nhất phải gánh được trách nhiệm lượng hành khách của mình.
Vấn đề thứ 3, việc nới rộng sân bay lần này, nó nằm trong quy hoạch, nói là mở rộng cũng không phải mở gì mới mà nới rộng nhà ga, sân đỗ, cải thiện hệ thống đường lăn, nâng cấp nhà ga nội địa cũ, không xây mới hạng mục nhà ga nào.
Đây là một dự án hết sức cấp bách, thực hiện việc quy hoạch, tiếp đó, để đảm bảo cho vị trí, vai trò của Tân Sơn Nhất cho đến khi Long Thành hoạt động.
PV: Mặc dù chưa được xây dựng thế nhưng các cơ sở hạ tầng gắn nối tới sân bay Long Thành cũng đã được quan tâm, thậm chí đưa vào hoạt động. Đây có phải những tính toán đầu tư chuẩn bị cho việc xây dựng sân bay này?
Ông Lại Xuân Thanh: Chúng tôi cũng chưa xây dựng được gì nhiều vì vẫn đang trong bước xây dựng dự án. Vì phải thông qua chủ trương mới tiến hành các bước cụ thể, đây mới là công tác chuẩn bị, phục vụ việc xây dựng.
Còn việc có một số cơ sở hạ tầng gắn liền với dự án này, thì là do quy hoạch Long Thành có từ trước, theo quy định thì các quy hoạch phải đồng bộ với nhau, cho nên khi thực hiện quy hoạch đường cao tốc thì phải có sự đồng bộ với quy hoạch sân bay.
Hiện tại là thông qua chủ trương đầu tư thôi chứ không phải là xây dựng.
Đây được đánh giá là sân bay lớn nhất Việt Nam, nhìn ra các nơi ngành hàng không vẫn cảm thấy xấu hổ, nhìn ra các nước xung quanh như Thái Lan, Singapore, Malaysia, cơ sở hạ tầng hàng không của chúng ta đang ở mức yếu kém.
Sân bay lớn nhất của nước ta hiện nay là TSN, bây giờ mới mở rộng lên 25 triệu hành khách, còn các nước bạn thì đều hướng tới các sân bay toàn 80 đến 100 triệu hành khách.
Sức ép nguồn vốn
PV: Ông có thể cho biết chi tiết, cụ thể hơn các phương án và các giai đoạn triển khai dự án sân bay lớn nhất Việt Nam này?
Ông Lại Xuân Thanh: Chúng tôi đã đưa ra một phương án cao, một phương án thấp.
Phương án thấp là nếu mà bí về nguồn vốn thì rút gọn lại quy mô nhà ga, 1 đường băng. Nếu theo đúng quy hoạch, giai đoạn 1 sẽ xây 2 đường băng, 1 nhà ga 25 triệu hành khách, nhưng phải có nguồn vốn lớn.
Phương án thấp này, gọi là giai đoạn 1, trong giai đoạn 1 chia làm nhiều phân kỳ khác nhau, bắt đầu là phân kỳ 1 của giai đoạn 1, xây dựng 1 nhà ga và 1 đường bay cất cánh.
Trong điều kiện Tân Sơn Nhất vẫn khai thác, thì chúng ta rút gọn lại, giảm đầu tư lại bằng cách không phải thực hiện toàn bộ giai đoạn 1 theo quy hoạch, mà sẽ thực hiện từ từ, thì nguồn vốn sẽ giảm xuống nhiều.
Tất nhiên, mỗi phương án có lợi thế và nhược điểm của mình, cái phương án theo quy hoạch có điểm đầu tư đồng bộ, nhưng như vậy hạn chế việc nguồn vốn lớn, việc phân kỳ ra thì đỡ sức ép về nguồn vốn, về tổng vốn đầu tư của giai đoạn 1.
Đối với Cảng hàng không, việc phân nhiều kỳ cũng có hạn chế của nó, tiếp tục hết phân kỳ 1 đã phải bắt tay vào phân kỳ 2, nhưng tất nhiên cũng như người xưa nói "cái khó bó cái khôn", nên phải làm ra 2 phương án, theo đúng quy hoạch và giảm nguồn vốn, có nghĩa chúng ta giảm được sức ép vốn ban đầu, nhưng kéo dài thời gian dầu tư, phân kỳ ra thì sẽ mất nhiều thời gian, mà trong đầu tư mà kéo dài thời gian sẽ bị hạn chế.
PV: Hiện nay, đang có nhiều thông tin xoay quanh việc, Bộ GTVT muốn cổ phần hóa các cảng hàng không, đến nay đã tiến hành thực hiện như thế nào?
Ông Lại Xuân Thanh: Bộ trưởng chỉ đạo trong năm nay phải có ít nhất 1 cảng hàng không được cổ phần hóa. Tất nhiên, việc cổ phần hóa cảng hàng không sẽ có nhiều vấn đề hơn những DN kinh doanh bình thường khác vì cảng hàng không hoạt động kinh doanh khá đặc thù.
Tất cả các sân bay của VN đều là sân bay dùng chung, 1 cảng thì có các đơn vị quân đội vừa đóng quân, vừa sử dụng kết cấu hạ tầng, đó là đặc thù lớn nhất cần sử dụng khi cổ phần hóa.
Quyết tâm và chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ và Bộ trưởng Bộ GTVT là phải quyết tâm cổ phần hóa cái lĩnh vực quản lý khai thác cảng hàng không sân bay, ban cán sự của Bộ GTVT đặt ra mục tiêu năm 2014 sẽ cổ phần được 1 cảng hàng không nào đó.
Nhưng đều đi đến mục tiêu cuối cùng là cổ phần hóa toàn bộ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.
Thanh Huyền (Đất Việt)
Thông tin về sân bay Long Thành :

Giải mã việc giảm 1/3 công suất sân bay Long Thành

Có nên sáp nhập Nhơn Trạch vào TP.HCM?

Nới Tân Sơn Nhất, xây sân bay Long Thành

Sân bay Long Thành bổ sung cho Tân Sơn Nhất khi quá tải

Sân bay Tân Sơn Nhất: từ 3.600ha còn... 1.500ha?

Xây mới sân bay Long Thành rẻ hơn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hay xây mới sân bay Long Thành?

EuroCham: 'Nên xây sân bay Long Thành để đón đầu cơ hội'

Các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn quận 9 đã có hướng tuyến thiết kế kỹ thuật

 Dự án Eco Town - cộng đồng xanh- văn minh- hiện đại
 Dự án eco village – hòa mình vào thiên nhiên cùng gió và nước
 Nới rộng điều kiện mua nhà cho người nước ngoài
Các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn quận 9 đã có hướng tuyến thiết kế kỹ thuật

Có nên sáp nhập Nhơn Trạch vào TP.HCM?

So với Hà Nội 3.323,6 km2 (dân số khoảng 6,7 triệu người), diện tích 2.095,6 km2 (dân số 7,6 triệu) của TP.HCM có thể nói là còn khá khiêm tốn. Riêng khu vực Cần Giờ với vùng rừng ngập mặn dự trữ sinh quyển đã chiếm 704 km2.


TP.HCM được đánh giá là đất chật người đông so với các tỉnh thành khác - Ảnh: Diệp Đức Minh
Do đó diện tích hữu dụng thực tế của TP.HCM chỉ vào khoảng 1.400 km2, nhỏ hơn Bangkok (1.569 km2, dân số 6,5 triệu) và Kuala Lumpur (2.486 km2, dân số 8,2 triệu). Các số liệu trên cho thấy việc đặt vấn đề mở rộng TP.HCM không hề phi thực tế, và thậm chí có thể gây ít tranh cãi hơn so với lần mở rộng Hà Nội gần đây.
Tuy vậy mở rộng TP.HCM để làm gì, theo hướng nào, sẽ đem đến lợi ích gì cho TP cũng như địa phương được sáp nhập là điều nên sơ lược tìm hiểu.
1. Để giữ vững và phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, TP.HCM đã định hướng cho mình một trung tâm kinh tế vùng nhìn ra biển. Chúng ta có một mũi tên chỉ về hướng đông TP.HCM.
2. Dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, việc phát triển TP.HCM về khu vực sa bồi của các dòng sông như Nhà Bè, Cần Giờ hoặc dịch sang phía Long An là tối kỵ. TP cần hướng đến những vùng đất cao ráo, nền móng ổn định, chi phí xây dựng thấp, không lo ngập lụt, triều cường. Chúng ta có hai mũi tên chỉ về hướng đông và hướng bắc TP.HCM.
3. Để giảm tải giao thông nội đô, giãn dân và phát triển công nghiệp, TP.HCM cần có một quỹ đất mới giá rẻ, mật độ xây dựng chưa cao, qui hoạch đền bù nhẹ, gần trung tâm nhất. Chúng ta có thêm một mũi tên chỉ về phía đông.
***
Nhơn Trạch rộng 410 km2, dân số 167 ngàn người, nhỏ hơn huyện Củ Chi (435 km2, dân số khoảng 350 ngàn). Nhơn Trạch nằm về phía đông TP.HCM, giao thông sẽ cực kỳ thuận tiện với hệ thống đường hiện hữu và sắp sửa khởi công như quốc lộ 51, cao tốc Long Thành - Dầu Dây, cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạchđường vành đai 3, đường Liên Cảng nối với Cái Mép của Bà Rịa - Vũng Tàu…
Trung tâm huyện Nhơn Trạch nằm trong bán kính 20 km từ quận 1, TP.HCM, cách sân bay Long Thành tương lai chỉ 10 km. Giá chuyển quyền sử dụng đất trên thị trường hiện nay chỉ bằng từ 5% đến 10% giá của quận 2 và quận 7 của TP.HCM, bên kia sông Nhà Bè.
Nhơn Trạch sở hữu bờ đông của sông Nhà Bè, lòng sông rộng và sâu, thuận tiện phát triển một hệ thống cảng biển thay thế cảng Sài Gòn đang chuyển đổi chức năng, đồng thời liên kết hữu cơ với hệ thống cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu.
Người Nhơn Trạch đã và đang chuyển đổi cơ cấu việc làm từ thuần nông sang công nghiệp và dịch vụ với sự ra đời rất nhiều khu công nghiệp thành công hai mươi năm nay. Trở thành người thành phố, thay vì sống bên lề TP.HCM năng động và thịnh vượng, tôi tin sẽ tạo được sự đồng thuận rất lớn trong cư dân bản địa.
Đó là cơ hội đặc biệt cho tất cả mọi người về kinh tế cũng như văn minh. Tách ra khỏi Long Thành từ năm 1994, đất rộng người thưa, sự sáp nhập Nhơn Trạch vào TP.HCM (nếu có) chắc chắn cũng không xuất hiện các phản vệ văn hóa tiêu cực như tiền lệ đây đó.
Nhận định cảm tính thì có khoảng 50% quyền sở hữu đất đai tại Nhơn Trạch thuộc về người TP.HCM hoặc các tỉnh thành khác. Rất nhiều người dân quận 2 và quận 7, đi tìm một môi trường sống khoáng đãng đã chọn Nhơn Trạch để xây tổ ấm hoặc dưỡng già. Nhơn Trạch nếu trở thành một phần TP.HCM, cũng chỉ là đuổi theo thực tế mà thôi.
Về nhân dân Đồng Nai nói chung, chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều. Nhơn Trạch chiếm 7% diện tích đất và 6,2% dân số Đồng Nai, không quá lớn để ảnh hưởng xấu đến toàn tỉnh nếu chia tách. Hơn nữa, vì đại cục, rất khó xuất hiện các quan điểm cực đoan.
Sẽ có người phản biện rằng địa giới hành chính chỉ có tính tương đối trong phát triển kinh tế, đặc biệt là vùng kinh tế mở hướng ra khu vực và thế giới. Tuy vậy vấn đề là có sự lệch pha phát triển của các địa phương, khi đề cập cụ thể đến Nhơn Trạch.
Thật vậy, Nhơn Trạch không phải là trung tâm, là động lực phát triển chính của Đồng Nai. Trong khi đó bên kia bờ sông Nhà Bè lại là quận 2 và quận 7 của TP.HCM, là trung tâm mới, bệ phóng mới mà người dân TP đã và đang chờ mong nhiều năm nay. Sự lệch pha này sẽ dẫn đến hợp tác không đủ mạnh, đủ sâu giữa hai khu vực.
Xin nêu ví dụ nhỏ: Nhân dân Nhơn Trạch và TP.HCM từ lâu mơ ước có một chiếc cầu bắc qua bờ quận 7 hoặc quận 2, chi phí xây dựng tương đương cầu Phú Mỹ (hơn 3.000 tỉ đồng) hoặc gấp hai cầu Sài Gòn 2 (1.500 tỉ đồng), song hai địa phương chưa bao giờ nghiêm túc thảo luận vấn đề này. Trong khi đó nguồn vốn vay ưu đãi từ trung ương vừa hoàn thành cầu Long Thành và chuẩn bị khởi công cầu quận 9 - Nhơn Trạch; cùng hai chiếc cầu nối tiếp nhau là Bình Khánh qua sông Soài Rạp và Phước Khánh qua sông Lòng Tàu trên đường cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạch, giá trị tổng cộng bằng 4 đến 6 lần cầu Phú Mỹ vì nó dài hơn và cao hơn.
Người Nhơn Trạch và TP.HCM thường xuyên sử dụng phà Cát Lái để đi lại thường tự trào đây là bến phà lớn nhất Đông Nam Á. Một kỷ lục ngược đời, bởi vì với lượng người và phương tiện qua lại mỗi ngày từ 50 ngàn đến 100 ngàn, thì xây cầu là một giải pháp tiết kiệm nhất và bắt buộc phải làm. Hằng ngày những chiếc phà 200 tấn được Đan Mạch viện trợ cho phà Mỹ Thuận và Cần Thơ xưa kia, vẫn cần cù chuyên chở những dòng người hối hả cùng có một giấc mơ về chiếc cầu hiện đại và tiện dụng.
Nếu Nhơn Trạch trở thành quận 13, TP.HCM, không những ước mơ một hai cây cầu sẽ trở thành hiện thực, mà nó còn chắp cánh cho con rồng Nhà Bè nâng TP.HCM lên một tầm cao mới, to đẹp hơn, giàu mạnh hơn, khang trang hơn, không ngại biển lớn sóng to, gặt hái những vụ mùa kinh tế bền vững…
Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân rất sơ lược của một tân công dân Nhơn Trạch, chắc chắn không tránh khỏi phiến diện, hời hợt, thậm chí ảo tưởng. Rất mong độc giả lượng thứ.
Trương Thái Du (*) từ báo thanh niên

Giải mã việc giảm 1/3 công suất sân bay Long Thành

Có nên sáp nhập Nhơn Trạch vào TP.HCM?

Nới Tân Sơn Nhất, xây sân bay Long Thành

Sân bay Long Thành bổ sung cho Tân Sơn Nhất khi quá tải

Sân bay Tân Sơn Nhất: từ 3.600ha còn... 1.500ha?

Xây mới sân bay Long Thành rẻ hơn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hay xây mới sân bay Long Thành?

EuroCham: 'Nên xây sân bay Long Thành để đón đầu cơ hội'

Các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn quận 9 đã có hướng tuyến thiết kế kỹ thuật

 Dự án Eco Town - cộng đồng xanh- văn minh- hiện đại

 Dự án Sunflowercity khởi đầu mới cho cuộc sống mới

 Dự án eco village – hòa mình vào thiên nhiên cùng gió và nước

 Xây dựng sân bay Long Thành là phương án tối ưu

Tiến độ thi công cầu Long Thành ( cầu Đồng Nai 2 )

 Nới rộng điều kiện mua nhà cho người nước ngoài

Các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn quận 9 đã có hướng tuyến thiết kế kỹ thuật

Sân bay Long Thành bổ sung cho Tân Sơn Nhất khi quá tải

TT - sân bay long thanh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có văn bản trả lời chất vấn của 11 vị đại biểu Quốc hội. Đây là các chất vấn mà Thủ tướng Chính phủ chưa trả lời trực tiếp tại kỳ họp thứ 6 vừa qua do không đủ thời gian.

Đại biểu Đỗ Văn Đương chất vấn: “Vì sao có sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất và vì sao sân bay Biên Hòa, Cần Thơ và một số sân bay khác còn hoạt động cầm chừng, chưa hiệu quả lại đầu tư sân bay Long Thành?”. Thủ tướng Chính phủ trả lời: “Theo đề nghị của các bộ: Quốc phòng, Xây dựng, Giao thông vận tải và UBND TP Hà Nội, TP.HCM về việc sử dụng có hiệu quả đất thuộc khu vực tĩnh không của sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Gia Lâm để xây dựng sân golf và một số công trình thể thao phù hợp (như nhiều nước đã làm), Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý và giao Bộ Quốc phòng lập quy hoạch các sân golf nói trên, quyết định cụ thể việc đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ của từng dự án, bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động bình thường của sân bay và phù hợp quy hoạch chung của hai TP. Thực hiện đúng quy định về đầu tư xây dựng và thuê đất. Trường hợp Nhà nước cần thu hồi đất thì phải trả lại và không được bồi thường”.
Về việc đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng cho biết: “Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là trung tâm kinh tế và có nhu cầu vận tải hàng không lớn nhất của cả nước, đòi hỏi phải có cảng hàng không quốc tế quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu trung chuyển quốc tế và nội địa. Sân bay Tân Sơn Nhất có công suất tối đa khoảng 25 triệu hành khách/năm, nằm trong trung tâm thành phố, mật độ dân số cao, quỹ đất dành cho phát triển mở rộng sân bay không còn, không có hệ thống giao thông tiếp cận tương ứng, không thể xây dựng thêm đường cất hạ cánh theo giãn cách tối thiểu ICAO quy định (1.340m). Do đó việc mở rộng để nâng công suất lên 30-40 triệu hành khách/năm rất tốn kém và không khả thi. Mặt khác, vị trí rất gần với sân bay quân sự Biên Hòa nên việc sử dụng đồng thời hai sân bay sẽ bị hạn chế bởi năng lực của vùng trời, đặc biệt khi tần suất khai thác ngày càng cao”.
Theo Thủ tướng Chính phủ, cảng hàng không quốc tế Long Thành có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu giao thông qua cửa ngõ TP.HCM ngày càng tăng, bổ sung cho cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khi quá tải. Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã có trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không cả nước. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang triển khai các thủ tục lập báo cáo đầu tư để trình Hội đồng thẩm định nhà nước trước khi Chính phủ báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Sau khi được Quốc hội thông qua thì mới triển khai các thủ tục kêu gọi vốn đầu tư để thực hiện.
Thủ tướng cho biết phấn đấu đến hết năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính và thực hiện cổ phần hóa khoảng 500 trên tổng số 1.069 doanh nghiệp nhà nước.
V.V.THÀNH

Xây dựng sân bay Long Thành là phương án tối ưu



Bộ Giao thông Vận tải khẳng định việc xây dựng thêm một cảng hàng không hỗ trợ, thay thế sân bay Tân Sơn Nhất là cần thiết và sân bay Long Thành là lựa chọn hiệu quả nhất.
Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng về việc trả lời kiến nghị “không nên xây dựng sân bay Long Thành” của hai cựu cán bộ ngành hàng không là ông Mai Trọng Tuấn (nguyên phi công) và Lê Trọng Sành (nguyên trưởng phòng quản lý sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM).

Theo Bộ GTVT, xây dựng sân bay quốc tế Long Thành là phương án tối ưu và hiệu quả nhất.
Theo Bộ GTVT, dự báo số lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất năm nay đạt khoảng 19 triệu lượt, đến năm 2020 sẽ đạt đến công suất thiết kế là 25 triệu hành khách một năm và sau năm 2020 sẽ rơi vào tình trạng quá tải. Trong khi đó, việc mở rộng để nâng công suất cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là rất khó do cảng hàng không hiện hữu có 2 đường hạ cất cánh song song dạng đóng. Nếu đầu tư thêm một đường hạ cất cánh tương đương về phía Bắc của sân bay cũng không khả thi do cảng hàng không nằm trong khu vực dân cư dày đặc và các đường phố chính.
“Việc mở rộng để nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường dân sinh của khu vực trung tâm TP HCM như tiếng ồn, khí thải vượt xa tiêu chuẩn cho phép”, báo cáo của Bộ GTVT lý giải và cho rằng việc xây dựng sân bay quốc tế mới sẽ giúp TP HCM phát triển bền vững và giảm ùn tắc giao thông nội đô.
Cũng theo Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu, công tác khảo sát, quy hoạch vị trí cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được thực hiện cách nay 10 năm. Vị trí được chọn đã thỏa mãn các tiêu chí tổng hợp cho việc hình thành sân bay quốc tế trung chuyển, đảm bảo thuận lợi trong việc vận chuyển hành khách, hàng hóa đi đến TP HCM - trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước và là cửa ngõ lớn nhất trong việc thông thương với quốc tế; đồng thời phục vụ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các sân bay lớn đều nằm cách trung tâm thành phố 15-60 km và thời gian tiếp cận tối đa khoảng 40-50 phút.
Lãnh đạo Bộ GTVT cũng cho hay, vị trí của sân bay Long Thành đảm bảo đủ diện tích (5.000 ha) để xây dựng một cảng hàng không quốc tế mới, hiện đại có công suất 80-100 triệu hành khách một năm, sân bay cấp 4F, cấu hình 4 đường cất hạ cánh, đảm bảo yêu cầu khai thác an toàn và hiệu quả cho một cảng hàng không có quy mô lớn, hiện đại với điều kiện an toàn tĩnh không tốt.
Khu vực này cũng rất phù hợp cho việc quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay và điều hành bay vì có tỷ lệ đô thị hóa thấp, không có công trình cao tầng đã được xây dựng hoặc dự kiến xây dựng. Ngoài ra, sân bay Long Thành nằm xa khu vực biên giới, xa khu vực cấm bay nên rất thuận tiện cho công tác quản lý bay, quản lý vùng trời.

Sân bay Tân Sơn Nhất rất khó phát triển do khu dân cư đông đúc, dày đặc xung quanh. Ảnh: Kiên Cường
Bên cạnh đó, vị trí xây dựng cảnghàng không quốc tế Long Thành có địa hình, địa chất, thủy văn không quá phức tạp, khối lượng đào đắp ít, mặt bằng tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng hàng không. Đồng thời, khu vực này chủ yếu là diện tích trồng cây cao su, mật độ dân cư khu vực không cao, thuận lợi cho công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy khi xây dựng cảng hàng không hiện đại sẽ chỉ ảnh hưởng đến diện tích phát triển cây cao su, ít ảnh hưởng về tiếng ồn, khí thải đến môi trường sống của các khu dân cư xung quanh.
Trong văn bản báo cáo Thủ tướng, Bộ GTVT cũng cho biết, ngoài phương án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, 2 phương án khác là mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và mở rộng căn cứ không quân Biên Hòa cũng đã được nghiên cứu toàn diện và đầy đủ với các yếu tố so sánh như khoảng cách tính từ trung tâm thành phố, giao thông tiếp cận, diện tích đất yêu cầu và chi phí giải phóng mặt bằng, tác động môi trường… “Kết quả so sánh cho thấy phương án tối ưu là xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành theo quy hoạch đã được duyệt”, Bộ GTVT khẳng định.

Tham khảo thêm các tin liên quan:

Công bố quy hoạch 21.000 ha quanh sân bay Long Thành

Các khu dân cư, khu đô thị, cụm công nghiệp, bệnh viện quốc tế, khu nghỉ dưỡng... với 21.000ha xung quanh khu vực sân bay quốc tế Long Thành vừa được tỉnh Đồng Nai quy hoạch và lấy ý kiến các ngành chức năng.



Theo quy hoạch, trong diện tích khoảng 21.000ha, ngoài các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ mua bán, vận chuyển hàng hóa, nơi này sẽ hình thành các trung tâm đào tạo - nghiên cứu, dịch vụ y tế - giáo dục - thể thao và nghỉ dưỡng mang đẳng cấp quốc tế.